Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Banned
    Ngày tham gia
    Jul 2011
    Bài viết
    1,880
    Post Thanks / Like

    Kinh nghiệm du lịch miền Tây - kinh nghiem du lich mien Tay

    Di chuyển:

    Đường sắt: hiện tại đường sát khu vực miền Tây đã ngưng hoạt động rồi, nên các bạn chỉ có thể đến ga Sài Gòn rồi bắt xe đò tại bến xe miền Tây đi xuống các tỉnh miền Tây.

    Đường hàng không: Các bạn có thể bay đến sân bay Tân Sơn Nhất rồi bắt xe đò tại bến xe miền Tây đi các tỉnh miền Tây. Hoặc bay đến sân bay Cần Thơ rồi sau đi đến các nơi khác cũng bằng xe đò ^^ !

    Ô tô: Các bạn đến bến xe miền Tây ( địa chỉ: 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân Tp.HCM ), rồi mua vé đi các tuyến đến các tỉnh miền Tây.

    Tổng hợp kinh nghiệm du lịch các tỉnh miền Tây - Các bạn muốn tham khảo tỉnh nào thì cứ click vào tên tỉnh đó nhé.






    Bạc Liêu

    Cà Mau

    Cần Thơ

    Đồng Tháp

    Hậu Giang

    Kiên Giang

    Long An

    Sóc Trăng

    Tiền Giang

    Trà Vinh

    Vĩnh Long







    Lần sửa cuối bởi thietht, ngày 03-05-2012 lúc 02:32 PM.

  2. #2
    Banned
    Ngày tham gia
    Jul 2011
    Bài viết
    1,880
    Post Thanks / Like

    Kinh nghiệm du lịch An Giang - kinh nghiem du lich An Giang

    Di Chuyển

    Phần di chuyển này mình chỉ nói từ điểm bắt đầu là Sài Gòn sau đó sẽ đi các tỉnh, các bạn ở nơi khác thì chịu khó tham khảo thêm.

    Hầu hết việc di chuyển ở khu vực miền Tây đều di chuyển bằng Ôtô. Các bạn có thể ra bến xe miền Tây (địa chỉ: 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân Tp.HCM) để mua vé hoặc liên hệ các xe chất lượng cao như:

    Xe Phương Trang (274-276 Đề Thám, Quận 1 - Hồ Chí Minh). Giá vé cập nhật tháng 3/2011, tuyến xe khách Long Xuyên – Sài Gòn giá vé 105.000đ/vé; tuyến Châu Đốc – Sài Gòn giá vé 125.000đ/vé.

    Xe Kim Hương chuyên Chạy tuyến Sài Gòn - Long Xuyên - Châu Đốc. Xe 15 chỗ, hoạt động 24/24, 30 phút xuất bến một chuyến

    Tại Sài Gòn: 477A Lê Hồng Phong-Quận 10. Điện thoại (08) 3830.8647 - 3830.8648 - 3835.0048 hoặc bến xe miền Tây (08)3752.2702.

    Tại Long Xuyên: 56-58 Nguyễn Trãi-Phường Mỹ Long, điện thoại (076) 3.85.85.85 - 3.85.85.86 hoặc Vàm Cống (076) 383.2888 - 383.2999.

    Tại Châu Đốc: 29 Nguyễn Văn Thoại, K.Châu Quới 3, P.Châu Phú B, điện thoại (076) 356.1030 - 356.1234.

    Sài Gòn đi Long Xuyên khoảng 5 tiếng.

    Khách sạn - Lưu Trú

    Để tham khảo danh sách các khách sạn - nhà nghỉ ở An Giang, bạn click vào Địa chỉ khách sạn ở An Giang. Nhớ gọi điện đặt trước để tránh tình trạng đến An Giang du lịch mà không có phòng để ở.

    Khu vực trung tâm Long Xuyên - An Giang gồm các tuyến đường sau, các bạn căn cứ vào đó để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển nhé: Nguyễn Trãi, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Ngô Gia Tự, Phan Đình Phùng và Hà Hoàng Hổ.

    Ăn Uống

    Để tham khảo các địa chỉ ăn uống khá nổi tiếng ở An Giang bạn click Các quán ăn ngon rẻ ở An Giang

    Địa điểm vui chơi

    Long Xuyên không là trung tâm liên hợp du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, nhưng có những hoạt động đặc thù cá biệt rất hấp dẫn du khách, nhất là người nước ngoài nhờ có sắc thái du lịch miền núi và tham quan cộng đồng dân tộc Chămpa, Khmer cùng với kết hợp hành hương. Một số tours ngắn ngày nhắm vào tham quan sinh hoạt nuôi cá bè, chương trình du lịch xanh, và tham gia lễ hội người Khmer, Chămpa cũng như lễ hội "Vía bà Châu Đốc" ở núi Sam.

    Ở Long Xuyên có ba di tích được xếp hạng cấp quốc gia, đó là: Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đình Mỹ Phước và Bắc Đế miếu (tức chùa Ông Bắc).

    Cù Lao Ông Hổ và nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

    Cù lao Ông Hổ do phù sa sông Hậu bồi đắp. Trên cù lao có ngôi nhà gỗ, nơi gìn giữ những kỷ niệm về Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên hoa trái xum xuê. Cù lao Ông Hổ thuộc xã Mỹ Hoà Hưng cách Trung tâm Thành phố Long Xuyên bởi một nhánh sông Hậu chảy qua. Bằng nhiều phương tiện và con đường thuỳ, bộ khác nhau, chúng ta có thể đến với Cù lao Ông Hổ, nơi đây chúng ta sẽ có dịp thăm lại ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn Đức Thắng và các di vật ngày xưa của Bác.

    Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1887, do thân sinh của Bác là cụ Tôn Văn Đề xây dựng với lối kiến trúc hình chữ Quốc, nên sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12 mét, dài 13 mét, rộng hơn 150m2.

    Không chỉ có thể, đến với cù lao khách còn được nghỉ tại nhà dân (Homestay) dể thưởng thức các loại trái cây, món ăn đặc sản và nghe đàn ca tài tử, làm quen với cuộc sống của người dân Nam Bộ, thăm các bè cá ven bờ cù lao và hiện đang xúc tiến chương trình “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng”… Nơi đây, quý khách có thể tận hưởng được hương vị cuộc sống của vùng sông nước Nam Bộ.

    Đình Mỹ Phước

    Đình Mỹ Phước là một ngôi đình khang trang, bề thế và là một di tích kiến trúc nghệ thuật của tỉnh An Giang.

    Ngôi đình nằm trong khuôn viên có diện tích 3800m2, xung quanh có tường gạch bao, có một cửa chính và ba cửa phụ bằng gạch và xi măng. Cổng chính xây theo kiểu tam quan, trên có ba chữ "Mỹ Phước (Phúc) Đình", hai bên có hai con lân bằng đất nung tráng men xanh.

    Qua cổng tam quan, ở hai bên có hai miếu: miếu Sơn Quân và miếu Hội Đồng. Ngôi đình chính dài 37m, rộng 16,5m (610,5m2), gồm chín gian, có ba cửa chính. Bờ nóc gắn hai con rồng uốn khúc, đuôi xoắn, chầu nậm rượu. Nóc nhà võ ca gắn hai con phượng và bát tiên ở hai bên. Ở giữa có hình bát quái, hai bên có hai con nai. Mặt trước mái đình giữa đắp hình địa cầu, hai bên có hai con cá hóa rồng. Hai đầu đao có hình nhật nguyệt và hình người. Mái lợp ngói âm dương, có ba tầng mười hai mái, được đắp tượng cá hóa rồng, nhật nguyệt, lưỡng long tranh châu, phượng, lân và bát tiên.

    Đình là một quần thể gồm nhiều nhà vuông có bốn cột cái, mở rộng ra chung quanh bằng kèo đâm và kèo quyết. Các nhà nối liền theo kiểu trùng thiềm điệp ốc], tạo nên một không gian rộng rãi.

    Nội điện có khám thờ thần thành hoàng làng. Bàn thờ Hội đồng được chạm lộng sơn son thiếp vàng. Có hai bộ bao lam chạm trổ hoa lá và bát tiên, sơn son thiếp vàng. Vị thần được thờ là Nguyễn Hữu Cảnh, một vị tướng của Chúa Nguyễn Phúc Chu (1738 - 1795), người có công chiêu dân khai phá vùng đất miền Tây Nam Bộ. Ngôi đình có sắc phong từ thời Tự Đức năm thứ 5 (1852). Ngoài ra, đình còn thờ Tả ban, Hữu ban, tiền hiền, hậu hiền, Đông hiến, Tây hiến…Và đặc biệt hơn nhiều ngôi đình khác là nơi đây còn thờ thần Thị, tức ông Nguyễn Văn Võ, người có công lập chợ Long Xuyên.

    Chùa Ông Bắc

    Di tích chùa Ông Bắc (Quảng Đông Tỉnh Hội quán) tuy không to lớn, nhưng là một di tích kiến trúc chính thống của dân tộc Hoa.

    Di tích này nằm trên đường Phạm Hồng Thái, mặt chính hướng ra sông Long Xuyên, cách cầu Duy Tân khoảng 10m, thuộc phường Mỹ Long, T.p Long Xuyên, tỉnh An Giang.

    Chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia vào thánh 6 năm 1987.

    Hội quán này được xây dựng cách đây trên 100 năm, khi vùng đất này còn mang tên Đông Xuyên, sau đó thuộc thôn Mỹ Phước, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Kiên, tỉnh An Giang thời Nhà Nguyễn.

    Theo những người cao tuổi và căn cứ vào bia ký kể lai lịch chùa, thì ban đầu chùa khá đơn sơ do những người Hoa từ tỉnh Quảng Đông đến lập nghiệp xây dựng để làm nơi hội họp, sinh hoạt.

    Nội thất chùa có cấu trúc cảnh phong thủy, thoáng mát, trên đỉnh cao tứ giác có nhiều bức chạm trổ đẹp, hình tam cấp tượng trưng cho ba cõi: Thiên, địa, nhân.

    Nhìn chung, chùa đã thể hiện toàn cảnh một mô hình thu nhỏ của các ngôi nhà Quan lại phong kiến Trung Hoa.

    Ngoài ra, Long Xuyên còn có công viên Nguyễn Du, quảng trường Hai Bà Trưng, chợ nổi Long Xuyên...được nhiều du khách tìm đến tham quan.

    Công viên Nguyễn Du rộng khoảng 700 m² cận kề bên sông Hậu. Nơi trung tâm khuôn viên là một hồ nước nhân tạo, khiến phong cảnh nơi đây thêm đẹp và thoáng mát.

    Chợ nổi Long Xuyên

    Là nơi tập trung hàng trăm xuồng, ghe từ khắp nơi đến để mua bán hàng hóa (chủ yếu là hàng nông sản). Ai bán loại nào sẽ treo hàng ("bẹo" hàng) trên cây sào cao để người mua dễ nhận biết. Chợ nổi chỉ hoạt động từ khoảng 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày... Ngoài ra khách còn được thưởng thức những món ăn, nước uống hết sức là bình dị trên chiếc xuồng chèo của những cô gái miệt vườn như: Bánh canh ngọt, lạt, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, cà phê…

    Làng dệt thổ cẩm Châu Giang

    Vị trí: Làng dệt thổ cẩm Châu Giang ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Làng Châu Giang nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm.

    Chùa Giồng Thành (Long Hương Tự)
    Vị trí: Chùa Giồng Thành thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, cách trung tâm tỉnh khoảng 75km về hướng Châu Đốc, cách huyện lỵ Tân Châu 3km.
    Đặc điểm: Chùa Giồng Thành là một trong những di tích ở An Giang được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc gia vào năm 1986.

    Chùa Xà Tón (Xvay-ton)

    Vị trí: Chùa Xà Tón nằm ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Chùa Xà Tón (Xvay-ton) là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng (theo phái tiểu thừa), tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ.

    Di tích Quản cơ Trần Văn Thành

    Vị trí: Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành nằm giữa đồng lúa Lạng Vinh, bên bờ kênh Xáng Vinh Tre (kênh Tri Tôn), thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang,
    Đặc điểm: Đền thờ do ông Trần Văn Nhu, con trai cả ông Trần Văn Thành đứng ra xây dựng năm 1897 để tưởng nhớ cha.

    Núi Cấm

    Vị trí: Núi Cấm nằm trong cụm Thất Sơn ở miền Tây Nam Bộ, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam; chùa Vạn Linh với ngôi tháp bề thế, linh thiêng.

    Nhà bảo tàng tỉnh An Giang
    Vị trí: Nhà bảo tàng tỉnh An Giang toạ lạc bên đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Nhà bảo tàng tỉnh An Giang là nơi trưng bày các tài liệu, hiện vật và hình ảnh phản ánh lịch sử, văn hoá và quá trình phát triển của tỉnh An Giang.

    Cù Lao Giêng

    Vị trí: Cù Lao Giêng thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Cù Lao Giêng (hay Diên, Riêng, Den, Ven) mà người Khmer gọi “Koh-Teng” có một bề dày lịch sử rất tự hào, nơi đã ghi lại dấu son lịch sử của phong trào cách mạng từ những năm 1930 với lá cờ đỏ búa liềm trên cột dây thép xã Long Điền A.

    Rừng tràm Trà Sư

    Vị trí: Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Trà Sư là khu rừng tràm với tổng diện tích 845ha, có nhiều loài chim quý.

    Chùa Tây An

    Vị trí: Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Ðộ, có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy. Chùa là một trong cụm di tích ở chân núi Sam.

    Lăng Thoại Ngọc Hầu

    Vị trí: Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Lăng Thoại Ngọc Hầu là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Tại đây có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.

    Miếu Bà Chúa Xứ

    Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, tại đây có nhiều di tích kiến trúc, văn hóa đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ.

    Cụm di tích núi Sam

    Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, tại đây có nhiều di tích kiến trúc, văn hóa đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ.

    Khu di tích lịch sử Tức Dụp

    Vị trí: Khu di tích lịch sử Tức Dụp thuộc địa phận thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Tức Dụp là căn cứ địa vững chắc của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

    Khu di chỉ Óc Eo

    Vị trí: Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập - Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Thành cổ Óc Eo là một thương cảng thời trung cổ bị chìm dưới đất, được phát hiện khi nhân dân đào kênh xáng Ba Thê.
    Lần sửa cuối bởi thietht, ngày 03-05-2012 lúc 02:11 PM.

  3. #3
    Banned
    Ngày tham gia
    Jul 2011
    Bài viết
    1,880
    Post Thanks / Like

    Kinh nghiệm du lịch Bến Tre - Kinh nghiem du lich Ben Tre

    Di Chuyển

    Phần di chuyển này mình chỉ nói từ điểm bắt đầu là Sài Gòn sau đó sẽ đi các tỉnh, các bạn ở nơi khác thì chịu khó tham khảo thêm.

    Hầu hết việc di chuyển ở khu vực miền Tây đều di chuyển bằng Ôtô. Các bạn có thể ra bến xe miền Tây (địa chỉ: 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân Tp.HCM) để mua vé hoặc liên hệ các xe chuyên chạy tuyến Sài Gòn - Bến Tre như:

    Xe THẢO CHÂU: Chạy tuyến Sài Gòn - Bến Tre, Xe loại 15 chỗ và 29 chỗ.

    Sài Gòn: Đón trả khách tại trạm 182 Sư Vạn Hạnh-P9-Q5 (gần tới đường Trần Phú) và quầy vé 16 bến xe miền Tây. Điện thoại (08) 3835.1917 - 38339954, di động 0903.337.600. Giờ khởi hành tại trạm:5h-6h-7h-7h30-8h30-9h30.

    Bến Tre: 122A Nguyễn Thị Định-Phú Tân-TP Bến Tre. Điện thoại (075) 3.837.837 -382.2802 - 381.5565. Giờ khởi hành 3h30-4h-5h-6h30-7h30-8h30-9h30-10h30-11h30-15h30-16h30 - 17h30 - 18h30.

    Xe THỊNH PHÁT: Chạy tuyến Sài Gòn - Bến Tre, Xe loại 15 chỗ, đưa rước tận nơi (có phụ thu).

    Sài Gòn: Khởi hành tại trạm 25A Sư Vạn Hạnh-P9-Q5 (đối diện công viên Hòa Bình-góc ngã tư Hùng Vương-Sư Vạn Hạnh). Giờ chạy: 5h-6h-7h-7h45-8h30-9h30-10h30-11h30-12h30-13h30-14h30-15h30-16h30-17h30-18h30. Điện thoại (08) 3830.3042 - 3839.3625 - 0913.965.050.

    Bến Tre: Khởi hành tại 82A KP2-P.Phú Khương-QL60-TX Bến Tre (gần trường trung học Nguyễn Đình Chiểu). Giờ khởi hành 3h30-4h30-5h-6h-7h-8h-9h-10h-11h-12h-12h45-13h30-14h30-15h30-16h30-17h30. Điện thoại (075) 356.1561 - 382.9317 - 382.4862

    Xe MAI LINH Tổng đài đặt vé tại Sài Gòn: (08) 39 29 29 29. Đường dây nóng: 0985 29 29 29.

    Tuyến Sài Gòn - Bến Tre: Khởi hành tại Bến Tre lúc 4h-6h-7h30-9h-12h-15h.

    Lưu Trú

    Các bạn tham khảo ở đây, danh sách các khách sạn - nhà nghỉ ở Bến Tre. Nhớ gọi điện đặt trước để tránh tình trạng đến Bến Tre du lịch mà không có phòng để ở.

    Khu vực trung tâm Bến Tre gồm các tuyến đường sau, các bạn căn cứ vào đó để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển nhé: Đại lộ Đồng Khởi, Nguyễn Đình Chiểu

    Ăn Uống

    Các bạn vào đây tham khảo các địa chỉ ăn uống khá nổi tiếng ở Bến Tre.

    Nếu đi về các bạn hãy vào đây chia sẻ thêm kinh nghiệm cũng như phản hồi về các quán ăn cho mọi người nhé !

    Địa điểm vui chơi

    Vườn cây ăn trái Cái Mơn

    Vị trí: Vườn cây ăn trái Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
    Đặc điểm: Cái Mơn là một làng quê thuần chất Nam Bộ với những con đường nhỏ hẹp bao phủ bởi rặng cây xanh nặng trĩu quả ngọt.

    Chùa Tuyên Linh

    Vị trí: Chùa Tuyên Linh ở xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
    Đặc điểm: Chùa Tuyên Linh được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 20/7/1994. Ngày 19/5 hàng năm, ở chùa đều diễn ra ngày hội với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa và mít-tinh kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ.

    Mộ Nguyễn Đình Chiểu

    Vị trí: Mộ Nguyễn Đình Chiểu thuộc xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
    Đặc điểm: Mộ Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân Bến Tre xây dựng để tưởng niệm Ông.

    Làng du kích Đồng Khởi

    Vị trí: Làng du kích Đồng Khởi thuộc xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, cách Tx. Bến Tre 15km
    Đặc điểm: Làng du kích Đồng Khởi là nơi nổi dậy đầu tiên của phong trào Đồng Khởi năm 1960.

    Cồn Tiên

    Vị trí: Cồn Tiên ở trên sông Hàm Luông thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Tx. Bến Tre 23km (đường bộ), 15km (đường sông).
    Đặc điểm: Cồn Tiên có diện tích 7ha, là một bãi cát đẹp.

    Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong)

    Vị trí: Cồn Ốc thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, cách Tx. Bến Tre khoảng hơn 10km.
    Đặc điểm: Cồn Ốc dài 8,3km, rộng hơn 1km. Trên Cồn có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả.

    Cồn Qui

    Vị trí: Cồn Qui - một cồn đất rộng 65ha, nằm trên sông Tiền Giang giữa 2 xã Tân Thạch và Quới Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Tx. Bến Tre 22km đường sông.
    Đặc điểm: Trên Cồn Qui là các khu vườn trồng cây ăn trái như: sa-pô-chê, nhãn, bưởi... Dạo chơi sông Tiền, du khách thường ghé vào Cồn Qui để thưởng thức trái cây thơm ngon và các loại tôm cá.

    Cồn Phụng (Cồn Đạo Dừa)

    Vị trí: Khu du lịch Cồn Phụng nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, ngay cửa ngõ tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Tx. Bến Tre 12km (đường bộ) và 25km (đường sông).
    Đặc điểm: Cồn Phụng có diện tích 50ha, dân cư sống chủ yếu bằng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ từ cây dừa và trồng cây ăn trái.

    Sân chim Vàm Hồ

    Vị trí: Sân chim Vàm Hồ thuộc địa phận hai xã Mỹ Hoà và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, cách Tx. Bến Tre khoảng 52km, cách Tp. Hồ Chí Minh 120km đường bộ, 100km đường thủy.
    Đặc điểm: Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn, nhiều loại cây hoang dã mọc thành rừng, là nơi trú ngụ của hàng nghìn con cò, vạc và nhiều loại chim khác.
    Quần thể chim ở sân chim Vàm Hồ gồm: 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ. Khách đến tham quan mỗi năm trên 2.000 lượt người, đông nhất là vào thời gian chim về cư trú sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch.
    Lần sửa cuối bởi thietht, ngày 03-05-2012 lúc 02:28 PM.

  4. #4
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Feb 2012
    Bài viết
    1,336
    Post Thanks / Like
    Tham khảo nhiều trước khi đi, vì Miền tây có 11 tỉnh lận, không thể nào đi hết, vậy thì nên đi như thế nào đây? Vài tỉnh tiêu biểu, bạn có thể từ SG xuống Tiền Giang, qua Bến Tre, sau đó băng qua Vĩnh Long, đến Cần Thơ, vì các tỉnh này đều có nhiều khu du lịch sinh thái miệt vườn và trái cây nên cũng tương tự nhau thôi


    Đến Cần Thơ thì nhất định phải đi thăm chợ nổi Phụng Hiệp, còn ăn thì các loại cá nước ngọt (nhớ hỏi thêm xem có chim, cò hay chuột đồng gì nữa), sau đó lên Châu Đốc, tham qua Bảy Núi, ăn Bún Cá, Tung Lò mò của người Chăm (Lạp xưởng bò của người Chăm), mắm thái cuốn bánh tráng, nếu bạn là người thích nghiên cứu về món ăn thì ăn luôn mắm Brohok của người Campuchia, tháng 3 âm lịch có tết Chol-sơ-năm-thơ-mây của người Campuchia rất độc đáo, nên ghé Tri Tôn thưởng thức cháo thịt Bò và Bò Cạp núi, lên Núi Cấm ăn bánh Xèo với rau núi....uống nước và ăn trái Thốt Nốt, mua về 1 ít đường Thốt Nốt, sau đó đi chợ biên giới ở Tịnh Biên mua sắm (nhớ trả giá còn 50% thôi vì họ rất nói thách) nên đi du lịch Miền Tây theo kiểu đi tới đâu có quen biết với bạn bè tới đó vui hơn là đi theo Tour.

  5. #5
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    29
    Post Thanks / Like
    Nếu các bạn cần land tour Miền Tây thì liên hệ với mình nhé. Ngoài ra mình cũng là đơn vi chuyến tuyến Phú Quốc và Côn Đảo. Rất mong nhận được sự cộng tác của quý cty du lịch trong và ngoài nước.

  6. #6
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    8
    Post Thanks / Like
    Công ty vận tải Thịnh Phát

    Tuyến: Bến Tre - Tp. Hồ Chí Minh


    Địa chỉ: 82A Đại lộ Đồng Khởi, P. Phú Tân, Tp. Bến Tre (Đối diện trường THPT Nguyễn Đình Chiểu)
    Điện thoại: (075) 3561.561 - (075) 3829.317 - (075) 3824.862

    Giờ khởi hành

    3h30 6h00 10h00 14h30
    4h00 6h30 11h00 15h30
    4h30 7h00 12h00 16h30
    5h00 9h00 13h30 18h30



    Ảnh TTXTDL Bến Tre

    Tuyến: Tp. Hồ Chí Minh - Bến Tre


    Địa chỉ: 25A Sư Vạn Hạnh, P.9, Q.5 (Đối diện công viên Hòa Bình - Góc ngã tư Hùng Vương - Sư Vạn Hạnh)
    Điện thoại: (08) 38.303.042 - (08) 38.393.625. - 0913.965.050

    Giờ khởi hành

    5h00 8h30 12h30 16h30
    6h00 9h30 13h30 17h30
    7h00 10h30 14h30 18h30
    7h45 11h30 15h30 19h00
    Lần sửa cuối bởi hangnt, ngày 10-26-2012 lúc 09:36 AM.

  7. #7
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    21
    Post Thanks / Like
    cho mình hỏi đi du lịch miền Tây vào thời điểm nào trong năm là tuyệt nhất vậy? đợt mình vào tp hcm là tháng 11 rồi, bạn mình bảo đi miền Tây mùa này ko đẹp nữa nên chưa đc đi! Tiếc quá @@

Facebook comments



Các Chủ đề tương tự

  1. Kinh nghiệm du lịch lễ hội - kinh nghiem du lich le hoi
    Bởi thietht trong diễn đàn Kinh nghiệm du lịch
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 07-03-2021, 05:20 AM
  2. Kinh nghiệm du lịch Cát Bà - kinh nghiem du lich Cat Ba
    Bởi thietht trong diễn đàn Kinh nghiệm du lịch
    Trả lời: 11
    Bài viết cuối: 11-02-2013, 11:53 AM
  3. Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 03-15-2012, 03:26 PM
  4. Kinh nghiệm du lịch Phan Thiết - du lich phan thiet
    Bởi yeuhanoi trong diễn đàn Kinh nghiệm du lịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 02-07-2012, 09:33 AM
  5. Kinh nghiệm du lịch giáng sinh - du lich giang sinh
    Bởi yeuhanoi trong diễn đàn Kinh nghiệm du lịch
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 12-02-2011, 08:15 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •